Lĩnh vực khác

Lĩnh vực khác

Huyện Lạc Dương tổ chức Phiên chợ sản phẩm OCOP năm 2023

 Hưởng ứng Mùa hội cỏ hồng Lang Biang năm 2023, hướng tới  kỷ niệm 45 năm huyện Lạc Dương hình thành và phát triển, tối ngày 21/12/2023, Chi Hội doanh nghiệp huyện Lạc Dương đã tổ chức Phiên chợ sản phẩm Ocop năm 2023. Đây là Phiên chợ sản phẩm OCOP lần đầu tiên được tổ chức ở huyện Lạc Dương.

Các sản phẩm nông sản tham gia Phiên chợ Ocop

Phiên chợ thu hút 12 gian hàng OCOP của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện như: Hiếu Linh Farm, DALAVI, Vườn rau hữu cơ Hải Hói, Hợp tác xã Hiền Thi, cà phê Cha Pi, Ỹ M’Nang…với các sản phẩm như: rau, củ, cà phê, trà, đông trùng hạ thảo, các loại củ, quả sấy; nước ép hoa quả…

Gian hàng cà phê của cơ sở Ỹ M'Nang

Đây là hoạt động nhằm kết nối, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm OCOP chất lượng để phục vụ người tiêu dùng. Đồng thời, mở ra cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, các nhà vườn liên doanh, kết nối hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

Thông qua phiên chợ nhằm góp phần quảng bá tiềm năng thế mạnh, nâng tầm nông sản địa phương, thu hút đông đảo du khách đến với Trung tâm OCOP Lạc Dương nói riêng và huyện nhà nói chung. Phiên chợ nông sản hữu cơ huyện Lạc Dương dự kiến sẽ được tổ chức hằng tuần nhằm quảng bá chất lượng nông sản của vùng đất Lạc Dương.

Qua 5 năm triển khai, chương trình OCOP đã tạo ra động lực khởi nghiệp, phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm của các chủ thể trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lạc Dương. Với sự quan tâm, đầu tư hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Dương trong thời gian qua, Trung tâm Trưng bày sản phẩm OCOP huyện đã được đưa vào sử dụng, góp phần tạo ra một không gian mới, một điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài huyện gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; và trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của địa phương. Tính đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Dương đã có 48 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP (4 sao, 3 sao) và sắp tới sẽ có một số sản phẩm tiếp tục được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Điều đó càng chứng tỏ năng lực và hướng đi đúng của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện trên con đường nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá, nâng cao sức cạnh tranh và đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất.                            

Thông qua phiên chợ nhằm góp phần quảng bá tiềm năng thế mạnh, nâng tầm nông sản địa phương, thu hút đông đảo du khách đến với Trung tâm OCOP Lạc Dương nói riêng và huyện nhà nói chung. Phiên chợ nông sản hữu cơ huyện Lạc Dương dự kiến sẽ được tổ chức hằng tuần nhằm quảng bá chất lượng nông sản của vùng đất Lạc Dương.

Qua 5 năm triển khai, chương trình OCOP đã tạo ra động lực khởi nghiệp, phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm của các chủ thể trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lạc Dương. Với sự quan tâm, đầu tư hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Dương trong thời gian qua, Trung tâm Trưng bày sản phẩm OCOP huyện đã được đưa vào sử dụng, góp phần tạo ra một không gian mới, một điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài huyện gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; và trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của địa phương. Tính đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Dương đã có 48 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP (4 sao, 3 sao) và sắp tới sẽ có một số sản phẩm tiếp tục được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Điều đó càng chứng tỏ năng lực và hướng đi đúng của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện trên con đường nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá, nâng cao sức cạnh tranh và đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất.  

Hội đồng nhân dân huyện Lạc Dương khóa XI hoàn thành tốt đẹp kỳ họp thứ 13.

 Ngày 19/12/2023, HĐND huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2021 -2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 13-kỳ họp thường lệ cuối năm. Đến dự có các vị đại biểu HĐND tỉnh đơn vị Lạc Dương, các đồng chí Lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện, các đại biểu HĐND huyện, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyện, lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND các xã, thị trấn.

Toàn cảnh kỳ họp

Tại kỳ họp, HĐND huyện đã nghe các báo cáo về: tình hình kinh tế - xã hội năm 2023, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Hoạt động của Thường trực HĐND huyện năm 2023, nhiệm vụ năm 2024; Tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách năm 2023 và dự toán thu chi ngân sách Nhà nước năm 2024; Công tác tham gia xây dựng chính quyền của UBMTTQVN huyện; kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 13; công tác kiểm sát, xét xử, thi hành án năm 2023; các tờ trình về: điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; phê duyệt chủ trương đầu tư đối với một số công trình dự án; kế hoạch đầu tư công năm 2024; phân bổ vốn ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2024 trên địa bàn huyện.

Đồng chí Sử Thanh Hoài, Bí thư Huyện ủy -Chủ tịch HĐND huyện phát biểu khai mạc kỳ họp

Theo đánh giá, năm 2023 hoạt động của HĐND huyện Lạc Dương tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát, giải quyết các kiến nghị của cử tri, tiếp công dân. Nổi bật, trong công tác giám sát, Thường trực HĐND huyện và các Ban của HĐND huyện đã tổ chức 4 cuộc giám sát chuyên đề đồng thời thực hiện giám sát thường xuyên các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức thành công 5 kỳ họp, trong đó 3 kỳ họp chuyên đề, 2 kỳ họp thường lệ.

Đồng chí Lê Chí Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện trình bày báo cáo tại kỳ họp.

Thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của HĐND huyện, năm 2023, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường tăng, song huyện Lạc Dương đã tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 17/19 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nội bật đó là: Thu ngân sách nhà nước ước đến cuối tháng 12/2023 vượt 12,9% dự toán năm, tăng 10,3% so với cùng kỳ, trong đó phần huyện thu vượt 16,26% dự toán; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt 342 triệu đồng/ha, đạt 100,54% kế hoạch; thu nhập bình quân đầu người 56 triệu đồng/năm, đạt 103,7% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo chung giảm 3,3%, đạt và vượt kế hoạch năm; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 94,8%, đạt 100,9% kế hoạch năm. Sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định. Đến nay, huyện Lạc Dương phát triển 43 sản phẩm OCOP; du lịch, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội tiếp tục tăng trưởng; thu hút đầu tư đạt kết quả khá. Công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án trọng điểm được chỉ đạo quyết liệt; văn hoá xã hội có nhiều hoạt động sôi nổi. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời. Quốc phòng được củng cố, tăng cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững, đời sống nhân dân ổn định.

Các đại biểu thảo luận đóng góp ý kiến vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024

Kỳ họp này, các đại biểu HĐND huyện và các Phòng ban chuyên môn của huyện đã thẳng thắn trao đổi, đánh giá khách quan, toàn diện kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng về các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm 2024, đặc biệt là các nhiệm vụ về thu ngân sách, giảm nghèo, xây dựng huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao.  

Đồng chí Bùi Thế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phát biểu tại kỳ họp

Tiếp thu các ý kiến của đại biểu, đồng chí Bùi Thế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phát biểu cam kết với kỳ họp, toàn thể cử tri và Nhân dân trên địa bàn về hướng khắc phục cũng như các giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn trong thời gian tới. Theo đó năm 2024 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, Huyện Lạc Dương phấn đấu tiếp tục thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy và các Nghị quyết của HĐND huyện. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các khâu đột phá, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững Quốc phòng An ninh. Tập trung huy động nguồn lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là kết cấu hạ tầng các dự án trọng điểm, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đã đề ra.

Tại kỳ họp thứ 13, HĐND huyện đã xem xét, thông qua 12 Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Nghị quyết về tài chính và các Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư các dự án, công trình nhằm phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng của địa phương.                                 

Lạc Dương: Khánh thành sân vận động huyện

(LĐ online) - Chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), chào mừng kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (1893 – 2023), tiến tới chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày thành lập huyện Lạc Dương (14/3/1979 - 14/3/2024), chiều 13/12, UBND huyện Lạc Dương tổ chức Lễ Khánh thành sân vận động huyện.

Tham dự có đồng chí Phạm Triều – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Sử Thanh Hoài – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng và lãnh đạo huyện Lạc Dương cắt băng khánh thành sân vận động

Dự án công trình Sân vận động huyện Lạc Dương với tổng mức đầu tư trên 14 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 4/2020. Dự án thuộc danh mục trong lĩnh vực thể dục, thể thao, bao gồm các hạng mục như: Khán đài có mái che với trên 300 chỗ ngồi; sân bóng đá có mặt sân cỏ tự nhiên; hệ thống đường pitch dành cho tập luyện và thi đấu với 6 làn chạy cự ly 50m và 100m; hệ thống phục vụ công tác tập luyện và thi đấu của bộ môn nhảy xa; hệ thống cây xanh tạo cảnh quan, hàng rào…

Các đại biểu tham dự lễ khánh thành

Hiện nay, UBND tỉnh đã giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch Đầu tư và UBND huyện Lạc Dương tiếp tục nâng cấp sân vận động huyện nhằm phục vụ tổ chức các giải bóng đá U19, U21 quốc gia thi đấu tại đây vào năm 2024. Trong thời gian tới, sân vận động huyện sẽ được đầu tư thêm các hạng mục đạt tầm quốc gia như: Xây dựng khối khán đài kết hợp phòng trọng tài, phòng vận động viên; hệ thống chiếu sáng; mở rộng mặt cỏ sân thành 108x70m; mua sắm một số trang thiết bị như băng ghế kỹ thuật, trọng tài bàn, cầu môn sân 5, sân 7… dự kiến tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng.

Đây là công trình thể thao lớn đầu tiên của huyện Lạc Dương, sẽ là điểm nhấn, là cầu nối thể hiện tình đoàn kết giữa các xã, thị trấn và các câu lạc bộ bóng đá trong toàn tỉnh, góp phần hoàn thiện hạ tầng thiết chế văn hóa thể thao trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao của nhân dân, nhằm tạo ra sân chơi bổ ích, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao của người dân, đồng thời, là cầu nối để tổ chức các giải đấu mang tầm quốc gia.

Trận bóng đá giao hữu giữa đội thị trấn Lạc Dương và đội xã Đạ Sar ngay sau lễ khánh thành sân vận động huyện

Khánh thành công trình nhà vui chơi phát triển vận động Trường Mầm non Long Lanh – xã Đạ Chais

Sáng ngày 13/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Lạc Dương tổ chức khánh thành công trình nhà vui chơi phát triển vận động Trường Mầm non Long Lanh - xã Đạ Chais. Đến dự có đồng chí Phạm Thị Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; đại tá Trần Văn Khương - Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Bon Yo Soan – Phó chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; đồng chí Sử Thanh Hoài - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, đồng chí Cil Poh - Phó Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí lãnh đạo UBMTTQ huyện, lãnh đạo Ban Dân vận Huyện ủy và Ban Chỉ huy quân sự huyện; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã Đạ Chais.

Các đồng chí lãnh đạo cắt băng khánh thành

Công trình nhà vui chơi phát triển vận động có quy mô 223,5m2, với hai hạng mục gồm: sân nền cỏ nhân tạo và nhà lắp ghép khung sắt. Tổng kinh phí thực hiện công trình là 583 triệu đồng, trong đó, Quân khu 7 hỗ trợ 500 triệu động, UBND huyện Lạc Dương hỗ trợ 23 triệu đồng chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Ngoài ra, đơn vị phối hợp với địa phương vận động già làng, người có uy tín và huy động dân quân thường trực hỗ trợ khoảng 200 ngày công (quy thành tiền khoảng 60 triệu đồng) để xây dựng công trình. Quá trình thi công, các cơ quan, đơn vị phối hợp với các ban, ngành liên quan và chính quyền địa phương thương xuyên theo dõi, giám sát, thực hiện đúng theo thiết kế.

Công trình nhà vui chơi phát triển vận động Trường Mầm non Long Lanh - xã Đạ Chais

Sau gần 02 tháng khởi công xây dựng, đến nay công trình đã hoàn thành, bảo đảm chất lượng và đủ điều kiện đưa vào sử dụng; mang lại ý nghĩa sâu sắc, nhằm góp phần thực hiện chủ trương “Tăng cường gắn kết thân thiện, hỗ trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào dân tộc, tôn giáo” của Bộ Tư lệnh Quân khu 7. Đồng thời thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang Quân khu 7 nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng nói chung trong việc đẩy mạnh xây dựng, lắp đặt các công trình phúc lợi xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, hoạt động vui chơi, rèn luyện sức khỏe cho giáo viên và học sinh Trường Mầm non Long Lanh – xã Đạ Chais.

Đồng chí Cil Poh - Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Cil Poh - Phó Chủ tịch UBND huyện đã bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ, giúp đỡ chân tình, kịp thời đầy nghĩa tình của Quân khu 7 và Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng đã quan tâm hỗ trợ xây dựng công trình nhà vui chơi phát triển vận động cho Trường Mầm non Long Lanh - xã Đạ Chais. Công trình có ý nghĩa thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường, đáp ứng nhu cầu cho các cháu được học tập, vui chơi qua đó góp phần vào sự phát triển giáo dục của địa phương.   

Lạc Dương: Nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả trong phong trào thi đua yêu nước

Lạc Dương đã và đang triển khai các phong trào thi đua yêu nước với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp Nhân dân, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Huyện Lạc Dương đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Lạc Dương, xác định thi đua yêu nước là động lực để phát triển toàn diện, hàng năm, trên cơ sở bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp trong huyện đã triển khai công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, kịp thời. 

Trong đó đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, huy động sức mạnh tổng hợp toàn dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống… Đặc biệt là việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương theo tinh thần nghị quyết của Huyện ủy, kế hoạch của UBND huyện. MTTQ và các tổ chức thành viên đã tập trung đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quy trình trồng, chăm sóc cây rau, hoa thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn, bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Đồng thời, vận động nông dân hưởng ứng thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất rau, hoa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, vận động nông dân thực hiện chuyển đổi, cải tạo giống, tham gia hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả công tác đầu tư thâm canh; tham gia phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP… Hiện toàn huyện có 25 HTX nông nghiệp với 252 thành viên, tăng 18 HTX so với năm 2018. 

Các phong trào thi đua thường xuyên, đột xuất cũng được triển khai sâu rộng với chủ đề, nội dung, hình thức phong phú. Mỗi phong trào, đợt thi đua đều xác định rõ chủ đề, nội dung, có sức lan tỏa cao như các Phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”... Đặc biệt là các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị xã hội trọng đại của đất nước với nhiều hoạt động thiết thực, tạo khí thế thi đua sôi nổi rộng khắp ở các đơn vị, địa phương. 

Một trong những phong trào mang lại hiệu quả thiết thực, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn của huyện là Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Bằng những cách làm sáng tạo, phù hợp cùng với sự chỉ đạo quyết liệt và sát sao của các cấp ủy, chính quyền, phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp, tạo được sự đồng thuận cao và tham gia tích cực của toàn xã hội. Đến nay, toàn huyện đã huy động được hơn 2.000 ngày công, gần 400 ngàn m2 đất, hơn 19 tỷ đồng từ Nhân dân để tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. MTTQ các cấp xác định tập trung thực hiện, xây dựng, nhân rộng Mô hình “Khu dân cư tiêu biểu”, “Khu dân cư kiểu mẫu” là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; từ năm 2019 đến nay, toàn huyện đã có 22/34 thôn, TDP được công nhận “Khu dân cư tiêu biểu”, “Khu dân cư kiểu mẫu”, đạt tỉ lệ 64,7%, trong đó có 5 Khu dân cư kiểu mẫu. 

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các tổ chức thành viên đã tổ chức thực hiện 4 phong trào cấp tỉnh, 1 mô hình cấp huyện trong làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Điển hình như: Phong trào Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương; Phong trào xây dựng Trường học kiểu mẫu xanh - sạch - đẹp - an toàn; Phong trào Ngày Chủ nhật vì môi trường… Qua các phong trào đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân, làm cho không khí thi đua trong toàn huyện ngày càng sôi nổi và hiệu quả thiết thực. Thông qua các phong trào, các cuộc vận động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ năm 2018 đến nay, toàn huyện đã có hơn 3.500 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; gần 1.300 tập thể, cá nhân xuất sắc được các cấp khen thưởng, tuyên dương.

Có thể nói, các phong trào thi đua yêu nước đã phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự năng động, sáng tạo, đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Lạc Dương. Qua đó tạo sự đồng thuận xã hội và tham gia của Nhân dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh của địa phương.

 

Tôn vinh trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn Huyện Lạc Dương

Tại huyện Lạc Dương, vào mỗi dịp lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số, bên cạnh những nhịp chiêng, điệu xoang, còn có những bộ trang phục truyền thống độc đáo của người Cơ ho Lạch, Cơ ho Cil. Mỗi trang phục đều có sự nổi bật, gắn liền với nét văn hóa giàu bản sắc. Nhằm quảng bá, tôn vinh, bảo tồn và phát triển nét đẹp trong trang phục truyền thống cũng như nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lạc Dương, vừa qua, Huyện Lạc Dương đã tổ chức hội thi trình diễn trang phụᴄ truуền thống ᴄáᴄ dân tộᴄ thiểu số. Tuy là lần đầu tiên tổ ᴄhứᴄ, nhưng hội thi đã thu hút được sự tham gia của gần 80 diễn viên không chuyên là người dân tộc Cơ ho sinh sống trên địa bàn 6 xã, thị trấn của huyện Lạc Dương, đặc biệt là đã tạo được ấn tượng sâu sắc cũng như sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo người dân và du kháᴄh. 

Đội thi xã Đạ Sar (đơn vị đạt giải nhất) trình diễn trang phục truyền thống kèm các vật dụng là công cụ trong lao động sản xuất, sinh hoạt đời sống.

Với sự chuẩn bị chu đáo, các thí sinh đã mang đến hội thi những bộ trang phục đẹp nhất của dân tộc mình, giúp người xem thấy được những nét hoa văn độc đáo, chất liệu, nguồn gốc ra đời của bộ trang phục. Tất cả các trang phục trong đời sống thường ngày, trong lao động sản xuất, trong các dịp lễ hội đã được các cô gái, chàng trai người dân tộc Cơ ho trình diễn sống động, đi kèm cùng những vũ điệu xoang, diễn xướng cồng chiêng, những hoạt động săn bắn, hái lượm, lấy nước, tỉa hạt, giã gạo cùng các dụng cụ lao động bổ trợ như gùi, rìu, ná, nỏ, nơm, đó, giỏ, bầu, … Mỗi bộ trang phục đều nói lên nét văn hóa đặc trưng, phản ánh sinh động giá trị đời sống vật chất lẫn tinh thần của từng dân tộc. Nam giới trong trang phục mình trần đóng khố, toát lên vẻ đẹp vạm vỡ, khỏe mạnh, hòa quyện với núi rừng thiên nhiên. Còn phụ nữ Cơ ho thì lại mềm mại, uyển chuyển và kín đáo trong những chiếc áo, váy và tấm ui choàng bên mình. Trên nền thổ cẩm được phối màu công phu,  mỗi bộ trang phục đều có hình hoa văn độc đáo, kiểu cách, họa tiết khác nhau. Thông qua những hoa văn sinh động, người dân tộc Cơ ho đã gửi gắm tâm hồn cũng như sự cảm nhận thế thới tự nhiên vào những tấm vải dệt, họa tiết những bộ trang phục.

Đội thị trấn Lạc Dương (đơn vị đạt giải nhì) trình diễn trang phục truyền thống của người Cơ ho Lạch, Cơ ho Cil

Cũng từ chất liệu thổ cẩm, những năm gần đây, một số nhà thiết kế đã làm nên những bộ trang phục cách điệu với kiểu dáng phù hợp như đầm, váy áo dự tiệc… kết hợp giữa dân tộc và hiện đại, vừa hợp thời trang lại vẫn giữ gìn được nét đẹp bản sắc văn hoá truyền thống. Đặc biệt, những bộ váy cưới lộng lẫy được làm từ thổ cẩm tôn thêm vẻ đẹp của cô dâu, chú rể. Các trang phục hiện đại này cũng đã được các đội trình diễn tại hội thi, làm phong phú thêm bộ trang phục của dân tộc.

Những bộ trang phục truyền thống kết hợp hiện đại của đội thi xã Lát (đơn vị đạt giải khuyến khích)

 Cùng với sự đa dạng về màu sắc, chất liệu và kiểu cách, một số đơn vị như Xã Đưng K’Nớ đem đến hội thi nguyên bản những trang phục truyền thống với chất liệu thổ cẩm được dệt và nhuộm từ chính đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trên địa bàn với gam màu chủ đạo là màu sẫm, xanh đen tượng trưng cho màu của núi rừng xen lẫn ít màu vàng, đỏ, trắng làm họa tiết. Hiện nay, tại một số buôn làng người Cơ ho sinh sống trên địa bàn thị trấn Lạc Dương và xã vùng sâu Đưng K’Nớ, một số phụ nữ vẫn bảo tồn được nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Họ tự tay dệt nên những tấm thổ cẩm, may vá trang phục cho người thân trong gia đình; trang phục truyền thống vẫn được bà con gìn giữ, sử dụng trong các dịp lễ hội, những ngày trọng đại của đất nước cũng như của gia đình, dòng họ.

Xã Đưng K’Nớ ( đơn vị đạt giải ba) giới thiệu những bộ trang phục truyền thống được dệt từ thổ cẩm của địa phương mình

Có một thực tế là hiện nay, việc sử dụng rộng rãi các trang phục truyền thống trong cuộc sống thường ngày của các dân tộc, đặc biệt là ở lớp trẻ đã không còn phổ biến, nhiều bạn trẻ đã không còn mặn mà hoặc không biết làm ra các trang phục truyền thống của dân tộc mình cũng như không hiểu giá trị văn hóa ẩn chứa trong mỗi bộ trang phục… Do vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của trang phục dân tộc đang là một vấn đề bức thiết và việc tổ chức hội thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc huyện Lạc Dương cũng không năm ngoài mục đích đó. Qua hội thi, hy vọng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là giới trẻ nhận thức rõ hơn giá trị của bộ trang phục truyền thống mình đang mặc, thêm trân trọng, gìn giữ để bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một.

 

Ấn tượng Liên hoan Văn hóa và Thể thao các dân tộc trong khuôn khổ Mùa hội Cỏ hồng Lang Biang năm 2023

Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Mùa hội Cỏ hồng Lang Biang năm 2023, đã diễn ra Liên hoan Văn hóa và Thể thao các dân tộc năm 2023, nhằm tôn vinh di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào Cơ Ho - một bộ phận không thể thiếu của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; đồng thời, tiếp tục duy trì, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian. Qua đó, giới thiệu đến đồng bào các dân tộc trong tỉnh, du khách trong và ngoài nước một Nam Tây Nguyên hiện đại nhưng giàu bản sắc văn hóa riêng có.

Phần thi Diễn tấu cồng chiêng - Múa xoang ấn tượng của đơn vị xã Đạ Sar

Ở phần thi Diễn tấu cồng chiêng và múa xoang có 90 nghệ nhân, già làng, thanh niên là người dân tộc thiểu số đến từ 6 đội thi của các xã, thị trấn. Các đội đã đưa đến hội thi những bài, bản chiêng cổ truyền được dùng trong các lễ hội truyền thống, trong nghi thức cúng tế; trong đó nhiều bài mới được sưu tầm là tích xưa chuyện cũ ngợi ca những người con có công bảo vệ buôn làng khỏi thiên tai, hoạn nạn. Mỗi tiết mục trình tấu là một bản nhạc đa âm theo từng bài bản chiêng với hình thức hoà điệu khác nhau đã thể hiện sự đam mê qua sự điêu luyện trong kỹ năng đánh chiêng, nhịp điệu, thanh âm, điệu bộ và trong những bước đi nhún nhẩy. Giai âm của chiêng 6 của đồng bào Cơ Ho trầm hùng cùng các điệu mùa xoang càng sinh động hơn khi đi kèm với gùi, bầu, rổ, rá, giỏ, nơm mô phỏng đời sống lao động, sản xuất như bắt cá dưới nước, tỉa hạt trên nương, giã gạo, sàng sảy… Phong cách diễn tấu cuồng nhiệt say mê của các nghệ nhân trên sân khấu đã tạo nên những tầng giai điệu qua các bài bản chiêng thể hiện những sinh hoạt vật chất tinh thần của cộng đồng như: Nghi thức đón khách, kết nghĩa, hái rau rừng, mừng lúa mới, cầu thần chiêng, thần lửa…

Phần thi giã gạo thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ Cơ Ho

Trò chơi lấy nước băng đầu thể hiện sự khéo léo

Ở phần thi trò chơi dân gian có hơn 60 vận động viên là đồng bào dân tộc Cơ Ho đến từ các xã, thị trấn trong huyện đã cùng nhau thể hiện sức manh, sức bền, sự khéo léo, nhanh nhẹn qua 3 môn thi: giã gạo, đẩy gậy, lấy nước bằng bầu

Các trò chơi đã phần nào tái hiện đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian cộng đồng, tạo nên cuộc trổ tài náo nhiệt. Qua đó, người chơi và cả người xem được hòa mình vào không khí vui chơi lành mạnh, rèn luyện thêm những phẩm chất, kỹ năng tốt cho cuộc sống. Các đội đã thể hiện sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, nhanh nhẹn, đem đến những trận đấu sôi nổi, tràn ngập tiếng cười, hấp dẫn và đạt thành tích thi đấu cao nhất. Qua đó, làm cho hội thi thêm vui tươi, mối quan hệ giao lưu thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em thêm gắn bó.

Kết thúc Liên hoan Văn hóa và Thể thao các dân tộc năm 2023, thị trấn Lạc Dương xuất sắc giành giải nhất, giải nhì thuộc về xã Đạ Nhim; hai giải ba thuộc về xã Đạ Chais và xã Đưng K’Nớ.

Liên hoan Văn hóa và Thể thao các dân tộc năm 2023 lần này tiếp tục minh chứng cho sức sống bền bỉ của Không gian văn hóa cồng chiêng cùng những giá trị văn hóa vật thể vẫn luôn hiện diện giữa đại ngàn Nam Tây Nguyên. Sức sống đại ngàn cùng di sản văn hóa của các bản địa sẽ trường tồn với thời gian.

Hơn 40 lượt kiến nghị của cử tri huyện Lạc Dương đã được tổng hợp trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 của HĐND các cấp

Để chuẩn bị cho kỳ họp thường lệ cuối năm của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và HĐND huyện Lạc Dương, từ ngày 21/11 đến ngày 23/11/2023, các vị đại biểu HĐND tỉnh đơn vị Lạc Dương và các đại biểu HĐND huyện khóa XI trúng cử tại các địa bàn trong huyện đã tổ chức 6 buổi tiếp xúc với cử tri trên địa bàn 6 xã, thị trấn để thông báo kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và huyện trong năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024; những nội dung dự kiến kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh và huyện đồng thời tiếp tục lắng nghe, tiếp thu các kiến nghị của cử tri trên địa bàn.

Bà Hồ Thị Kiều Oanh - Đại biểu HĐND tỉnh báo cáo những nội dung liên quan tại buổi tiếp xúc với cử tri thị trấn Lạc Dương vào chiều ngày 23/11/2023

Các buổi tiếp xúc lần này đã thu hút khoảng 300 cử tri và cán bộ viên chức ở 6 xã, thị trấn đến dự, trong đó có khoảng 40 lượt ý kiến phát biểu của cử tri nêu các vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống, dân sinh, xã hội. Vấn đề được nhiều cử tri huyện Lạc Dương quan tâm nhất vẫn là: kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân trên những diện tích đã sản xuất ổn định lâu năm để bà con yên tâm phát triển sản xuất; sớm ban hành hướng dẫn đăng ký nhu cầu sử dụng đất năm 2024 đồng thời tạo điều kiện cho người dân được làm thủ tục tách thửa, cho tặng đất.

Một buổi tiếp xúc của Đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND huyện với cử tri xã Đạ sar

Lĩnh vực quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, cử tri trên địa bàn huyện kiến nghị Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và nâng cấp một số tuyến đường đã bị hư hỏng xuống cấp. Riêng cử tri thị trấn Lạc Dương bày tỏ bức xúc trước việc thi công trì trệ, kéo dài nhiều năm liền đối với tuyến đường 19/5, đường Điện Biên Phủ, đề nghị Chính quyền các cấp có giải pháp tích cực hơn để không ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt đi lại của người dân trong khu vực. Đối với một số dự án đang triển khai trên địa bàn thị trấn như dự án Khu dân cư Bi Đoup Đăng Lèn và Nhà văn hóa thiếu nhi huyện, nhiều cử tri không đồng tình với phương án đền bù giải phóng mặt bằng, đề nghị Nhà nước xem xét đền bù thỏa đáng, sát giá thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân. Cử tri cũng phản ánh một số hộ dân ở tổ dân phố Đăng Lèn xây dựng nhà ở tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, cần có sự quản lý, giám sát của Chính quyền địa phương.

Cử tri trên địa bàn huyện kiến nghị với đại biểu HĐND các cấp về các vấn đề liên quan.

Cử tri xã Đạ Nhim đề nghị nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt và kéo điện cho 22 hộ dân sau trường tiểu học Đạ Nhim; Cử tri thị trấn Lạc Dương đề nghị Nhà máy nước nâng cấp hệ thống nước sạch sinh hoạt tại khu vực thị trấn Lạc Dương vì nhiều đường ống nước đã xuống cấp, nước yếu không đủ cung cấp cho người dân.

Lĩnh vực sản xuất, cử tri kiến nghị tiếp tục quan tâm đảm bảo chất lượng và đầu ra ổn định cho các mô hình liên kết sản xuất trong thời gian qua. Ngoài ra, cử tri đề nghị cơ quan chức năng tăng cường quản lý, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, xử lý kịp thời các cơ sở có sai phạm, tránh tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng trà trộn trong các cửa hàng, gây thiệt hại trong sản xuất của người dân. Cử tri thị trấn Lạc Dương bày tỏ nguyện vọng được Nhà nước tạo điều kiện cho người dân được cải tạo đất để chuyển đổi cây trồng tại tiểu khu 145 thị trấn Lạc Dương.                                           

Về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, cử tri tại các xã phản ánh việc đơn vị chủ rừng liên tục thay đổi danh sách tổ nhận khoán gây khó khăn cho bà con trong việc phối hợp tuần tra quản lý bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, nhiều tháng nay, người dân chỉ được nhận tạm ứng tiền công quản lý bảo vệ rừng, với mức tạm ứng rất thấp, không đủ để bà con chi tiêu, sinh hoạt do vậy bà con đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng để các đơn vị chủ rừng có căn cứ chi trả tiền công nhận khoán quản lý bảo vệ rừng cho người dân theo đúng quy định… Ngoài ra, có một số kiến nghị khác của cử tri yêu cầu tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn để giữ gìn môi trường luôn sạch đẹp…  

Cùng với việc giải trình của lãnh đạo huyện và Chính quyền địa phương về những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết, các vị đại biểu HĐND tỉnh và huyện đã tiếp thu, tổng hợp toàn bộ các kiến nghị của cử tri để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

 

Công bố Mùa hội Cỏ hồng Lang Biang lần thứ V năm 2023

Ngày 25/11/2023, tại Khu Du lịch Lang Biang, UBND huyện Lạc Dương tổ chức Lễ công bố và các hoạt động hưởng ứng Mùa hội Cỏ hồng Lang Biang lần thứ V năm 2023, thu hút hàng trăm du khách và nhân dân hưởng ứng, tham gia.

Múa hát mừng mùa hội

Phát biểu tại Lễ công bố, ông Cil Poh - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, Trưởng Ban Tổ chức, cho biết: Mùa hội Cỏ hồng Lang Biang là sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch thường niên của huyện Lạc Dương, nhằm tôn vinh vùng đất, con người và các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện.

Ông Cil Poh phát biểu công bố Mùa hội Cỏ hồng Lang Biang năm 2023

Mùa hội Cỏ hồng Lang Biang 2023 diễn ra trong những ngày mùa thu đầy nắng và gió của cao nguyên Langbiang thơ mộng và hùng vĩ, sự kiện mùa hội cỏ hồng Langbiang năm nay được tổ chức nhằm hướng đến chào mừng 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, chào mừng 45 năm ngày thành lập huyện Lạc Dương 14/3/1979 - 14/3/2024.

Đông đảo nhân dân và du khách tham dự Lễ Công bố và các hoạt động hưởng ứng Mùa hội Cỏ hồng

Chuỗi sự kiện này nhằm quảng bá hình ảnh, giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của huyện Lạc Dương, của tỉnh Lâm Đồng; đồng thời, khẳng định Lạc Dương là địa phương giàu tài nguyên du lịch, là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của tỉnh Lâm Đồng. Từ đó, đẩy mạnh thu hút đầu tư, hợp tác, liên kết phát triển kinh tế trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nông nghiệp bền vững giữa huyện Lạc Dương với các địa phương, doanh nghiệp có tiềm lực trong nước và quốc tế.

Bí thư Huyện ủy Lạc Dương Sử Thanh Hoài (bìa trái) và Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương CilPoh (bìa phải) tặng hoa cho các đơn vị tài trợ

Với tiêu chí mang đến cho du khách và người dân có khoảng thời gian thư giãn, trải nghiệm, khám phá văn hóa địa phương và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ về con người và vùng đất Lạc Dương, năm nay, huyện không tổ chức riêng mùa hội cỏ hồng; mà, cùng với trưng bày các tiểu cảnh tại khu vực đồi cỏ hồng; còn có các hoạt động, như: hội thi ẩm thực Langbiang, trình diễn trang phục truyền thống và liên hoan văn hóa thể thao các dân tộc bản địa …

Đội thi của xã Đạ Sar đoạt giải nhất Hội thi Trang phục truyền thống các dân tộc

Bên cạnh đó, huyện sẽ tổ chức phiên chợ sản phẩm Ocop lần đầu tiên (từ 15-17/12) nhằm giới thiệu quảng bá đến du khách và nhân dân về những sản phẩm đặc trưng của vùng đất Lạc Dương hiền hòa, thân thiện…

Hội thi diễn tấu cồng chiêng và múa xoang

Các món ăn truyền thống của đội thi xã Lát đoạt giải nhất Liên hoan ẩm thực

 

 

 

 

Cỏ hồng điểm tô sắc đông Đà Lạt

(LĐ online) - Đà Lạt lập đông, không chỉ có sắc vàng rực của hoa dã quỳ trải khắp mọi cung đường, thung lũng mà Đà Lạt còn khiến người ta ngơ ngẩn bởi mùa cỏ hồng đẹp đến nao lòng. Đây cũng là lúc các du khách gần xa tìm về Đà Lạt để check in và lưu lại những khoảnh khắc đẹp.

Mùa cỏ hồng Đà Lạt bắt đầu từ cuối tháng 11

Người dân Đà Lạt và du khách gọi là cỏ hồng vì chúng sở hữu màu hồng pha tím. Cỏ hồng là một loại cỏ mọc dại tại Đà Lạt, thuộc nhóm lá kim, thường mọc thành từng bụi nhỏ với phần thân và lá mỏng manh. Cỏ hồng mọc ven theo các triền đồi, rừng thông hoặc sát bên hồ. Phong cảnh hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, đẹp lãng mạn.

Những triền cỏ mọc tự nhiên mịn như thảm trong nắng sớm

Cỏ hồng lung linh trong sương

Từ khoảng cuối tháng 11 hằng năm, trời Đà Lạt lập đông, cỏ nở hoa màu hồng mềm mại, hơi ngả màu hồng tím. Tương tự như hoa dã quỳ, cỏ hồng Đà Lạt chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong năm là khoảng từ đầu tháng 11 cho đến cuối tháng 12 và thời điểm đẹp nhất là khoảng 2 tuần cuối của tháng 11.

Bức tranh thiên nhiên đẹp đến nao lòng

Du khánh tìm về check in cùng cỏ hồng Đà Lạt

 

 

 

Phản ánh mới

Phản ánh bình thường

Kiểm tra san ủi

Kiểm tra san ủi

19/04/2024 10:35

Thị trấn Lạc Dương, Huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Kiểm tra hệ thống chiếu sáng

tại vị trí ngã ba này và trước cửa hội trường KP bon đơng 2 chưa có đèn chiếu sáng ban đêm, gây nguy cơ tiềm ẩn tai nạn và khó khăn cho bà con đi hội họp ở Nhà sinh hoạt cộng đồng này, kính để nghị cơ quan chức năng xem xét lắp đặt thêm, trân trọng cảm ơn

11/04/2024 16:59

122 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng_ngã ba đường thống nhất với đường bon đơng, gần sn 124 thống nhất
Phản ánh bình thường

Đề nghị kiểm tra số điện nước

Kiến nghị UBND huyện xem xét việc Công ty cấp thoát nước không đi ghi số nước của người dân mà tự động điền số nước theo mức trung bình sử dụng hàng tháng. Sai lệch so với số nước thực tế trên đồng hồ nước.

11/04/2024 16:59

Thị trấn Lạc Dương, Huyện Lạc Dương, Lâm Đồng
Phản ánh khẩn

Kiểm tra, xử lý nước thải

2 nhà phía trên hẻm 35 tố hữu cụ thể là nhà thu bé và hà kiều xả nước thải ra đường hẻm 43 gây ướt đường ô nhiễm hôi thối . cần mong cơ quan chức năng giải quyết vẫn đề này giúp bà con

11/04/2024 16:58

Huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam_hẻm 43 tố hữu tt lạc dương
Phản ánh bình thường

Kiểm tra san ủi

Có máy múc và có hoạt động san ủi

29/01/2024 10:16

Huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm