Lĩnh vực khác

Lĩnh vực khác

Triển khai Chiến dịch “35 ngày, đêm” tuyên truyền, hướng dẫn công dân cài đặt ứng dụng VneID

Nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và những tiện ích của ứng dụng VneID đối với các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, từ đó tạo sự hưởng ứng, đồng thuận tham gia của các tầng lớp nhân; Ủy ban nhân dân xã Đạ Sar đã triển khai kế hoạch về việc thực hiện Chiến dịch “35 ngày, đêm” tuyên truyền, hướng dẫn công dân cài đặt ứng dụng VneID và đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên địa bàn xã.

Xã Đạ Sar tổ chức họp triển khai kê hoạch

Theo đó, Ủy ban nhân dân xã đã thành lập 06 tổ công tác, mỗi tổ phụ trách 01 thôn và mỗi tổ có từ 06 đến 07 thành viên là cán bộ, công chức các ban, ngành, đoàn thể xã và cán bộ thôn.

Nội dung, phương pháp thực hiện: Tuyên truyền về tiện ích của ứng dụng VNeID, lợi ích, thuận lợi của tài khoản định danh và xác thực điện tử mức độ 1 và mức độ 2. Kết hợp tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội về tiện ích của ứng dụng VneID bằng hình thức tập trung, cá biệt, thành lập các Tổ công tác gồm cơ quan, ban, ngành, đoàn thanh niên, phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc,… đồng thời giao chỉ tiêu cho thành viên các Tổ công tác đến trực tiếp từng hộ dân trên địa bàn thôn theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để tuyên truyền, hướng dẫn người dân thao tác trực tiếp trên các thiết bị điện tử, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 1, mức 2 và vận động người dân đến Ủy ban nhân dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Thời gian thực hiện: Từ ngày 10/7/2023 đến hết ngày 14/8/2023. Chỉ tiêu thực hiện: Mỗi tổ, một ngày hướng dẫn cài đặt 20 trường hợp.

Công an xã phối hợp với đoàn thể hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VneID

Để đạt chỉ tiêu đề ra, Ủy ban nhân dân xã Đạ Sar yêu cầu công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia thực hiện Kế hoạch phải đồng bộ, trọng tâm, hiệu quả, thiết thực; qua hướng dẫn phải đảm bảo công dân nắm vững quy trình truy cập và tự thao tác trên ứng dụng VneID để khai thác, bổ sung thông tin cá nhân. Kết thúc kế hoạch phải hoàn thành các nhiệm vụ, yêu cầu, chỉ tiêu đề ra.

Xây dựng cổng trường an toàn giao thông ở vùng sâu

Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông (ATGT)” vừa được xây dựng tại Trường Tiểu học Đạ Nhim (xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương) không chỉ nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông, đảm bảo an toàn cho học sinh mà còn tác động tích cực đến ý thức của phụ huynh và người đi đường trong những giờ cao điểm. 

Công an huyện Lạc Dương phối hợp với Trường Tiểu học Đạ Nhim ra mắt Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Trường Tiểu học Đạ Nhim nằm dọc theo Quốc lộ 27C nối Lâm Đồng với Khánh Hòa, có lưu lượng phương tiện giao thông qua lại đông, nhất là xe tải, xe khách từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung vào Lạc Dương, Đà Lạt. Vì vậy, vào giờ tan trường, học sinh ra về đông, cùng với phụ huynh tập trung trước cổng trường đón con em dẫn đến ùn tắc giao thông cục bộ, gây mất trật tự ATGT và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Trước thực trạng đó, để đảm bảo trật tự ATGT tại khu vực cổng trường, Công an huyện Lạc Dương đã phối hợp với Trường Tiểu học Đạ Nhim xây dựng Mô hình “Cổng trường ATGT”. Theo lãnh đạo Công an huyện, việc xây dựng Mô hình “Cổng trường ATGT” ở Trường Tiểu học Đạ Nhim có vai trò và ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh tự giác nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, phòng ngừa tai nạn giao thông xảy ra đối với chính họ và những người tham gia giao thông. Đồng thời, kịp thời phát hiện các trường hợp học sinh, phụ huynh đến trường vi phạm Luật ATGT, nhất là hiện tượng phụ huynh học sinh chở con em đến trường nhưng không đội mũ bảo hiểm, phụ huynh đi ô tô vào cổng trường gây ách tắc giao thông… Qua đó đảm bảo trật tự ATGT tại khu vực cổng trường, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông cục bộ và vi phạm trật tự ATGT, đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng, sức khỏe cho học sinh và các bậc phụ huynh học sinh, xây dựng môi trường giao thông an toàn, hình thành thói quen tham gia giao thông văn hóa, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự ATGT trong lứa tuổi học sinh.

Cô Trần Thị Lệ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đạ Nhim cho biết, với nguồn kinh phí xã hội hóa do Công an huyện Lạc Dương, Đảng ủy, UBND và Công an xã Đạ Nhim cùng các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ, nhà trường đã đổ tấm đan mương nước để mở rộng khuôn viên chờ đón học sinh cho phụ huynh trước cổng trường. Bố trí học sinh từng khối lớp ra về theo giờ và phân định các vị trí chờ đón học sinh của phụ huynh theo vạch kẻ của các khối bên vỉa hè cổng trường cũng như giờ đón quy định để tránh tình trạng tập trung đông người trước cổng trường làm cản trở giao thông. Nhà trường cũng treo các bảng khẩu hiệu tuyên truyền về chấp hành Luật ATGT ngay trước cổng trường để nhắc nhở học sinh và phụ huynh không vi phạm. Bên cạnh đó, phối hợp với Công an xã Đạ Nhim và Công an huyện Lạc Dương tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ cho học sinh. Đồng thời, ký cam kết chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cho các bậc phụ huynh và học sinh.

Cùng với xây dựng Mô hình “Cổng trường ATGT”, Công an huyện Lạc Dương và Trường Tiểu học Đạ Nhim cũng thành lập Đội tự quản về trật tự ATGT để nhắc nhở học sinh, phụ huynh chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ và đảm bảo trật tự ATGT khu vực cổng trường vào đầu giờ mỗi buổi học. Theo đó, mỗi thành viên trong Đội tự quản về trật tự ATGT sẽ trở thành những tuyên truyền viên giao thông để tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và người dân trên địa bàn chấp hành tốt các quy định về đảm bảo trật tự ATGT, góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện.

“Thông qua hoạt động của Mô hình “Cổng trường ATGT” đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục học sinh, phụ huynh và người dân trên địa bàn nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật ATGT đường bộ, từng bước thay đổi ý thức về văn hóa giao thông của học sinh và phụ huynh, hạn chế tình trạng mất ATGT tại khu vực cổng trường, góp phần giữ gìn cảnh quan trường học an toàn - sạch đẹp”, cô Trần Thị Lệ chia sẻ.

 

Lạc Dương: Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục bậc mầm non

Những năm qua, huyện Lạc Dương đã tăng cường việc đầu tư phát triển toàn diện hệ thống giáo dục, nhất là ở bậc mầm non. Đến nay, các trường mầm non trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng về nhu cầu cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy và học của các cháu.

Việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng dạy và học được các nhà trường chú trọng thực hiện

Bà Nguyễn Thị Thủy - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Dương cho biết, những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ngành Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng, Huyện ủy - HĐND, UBND huyện Lạc Dương đã triển khai các văn bản chỉ đạo thực hiện của các cấp đầy đủ, kịp thời. Qua đó, trường, lớp được đầu tư xây dựng khang trang, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trên toàn huyện. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí đầy đủ theo yêu cầu vị trí công việc với trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Hiện, trên địa bàn toàn huyện Lạc Dương có 7 trường mầm non với tổng số 71 nhóm, lớp; trong đó, có 2 nhóm trẻ tư thục. Tổng số trẻ huy động đến trường là 2.408 cháu; trong đó, trẻ dân tộc thiểu số là 1.508 cháu, chiếm tỷ lệ 62,6%. Tỷ lệ huy động trẻ đến nhà trẻ đạt 27,75%, trẻ mẫu giáo đạt 85,78% và trẻ em 5 tuổi đến trường đạt 100%. 

Trong những năm qua, UBND huyện Lạc Dương đã ưu tiên, dành nhiều nguồn kinh phí phát triển giáo dục mầm non với tổng ngân sách thực hiện trong năm 2022 là 29,896 tỷ đồng và năm 2023 là 27,323 tỷ đồng. Trong đó, riêng đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, trong giai đoạn 2018-2022, huyện Lạc Dương đã đầu tư 32,418 tỷ đồng để thực hiện xây dựng 4 công trình trường mầm non với 3 công trình thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, gồm 17 phòng học, 5 phòng chức năng, các khối hiệu bộ, nhà bảo vệ, nhà để xe, sân chơi, hàng rào cho các trường mầm non. Đồng thời, đầu tư xây dựng thêm phòng chức năng, hội trường, bếp ăn, nhà ăn cho các trường mầm non trên địa bàn huyện với tổng kinh phí thực hiện hơn 30 tỷ đồng. Qua đó, 7/7 trường mầm non trên địa bàn đã đạt chuẩn Quốc gia, đảm bảo các điều kiện phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. 

Theo bà Nguyễn Thị Thủy, bên cạnh việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, những năm qua, công tác đổi mới quản lý giáo dục mầm non cũng luôn được ngành Giáo dục huyện Lạc Dương đẩy mạnh thực hiện. Việc ứng dụng các phần mềm trong quản lý, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ như: Phần mềm quản lý kế hoạch giáo dục, quản lý bán trú, quản lý sức khỏe trẻ, thống kê báo cáo... được các trường tích cực thực hiện. Đến nay, 7/7 trường trên địa bàn huyện ứng dụng có hiệu quả các phần mềm để quản lý, tổ chức các hoạt động trong nhà trường, góp phần thúc đẩy đổi mới trong giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non cũng được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chỉ đạo các đơn vị trường học trên địa bàn thực hiện tốt bằng nhiều hình thức khác nhau như đăng tin trên hệ thống website của nhà trường, qua bảng tuyên truyền của trường, lớp hoặc thông qua các bản tin được phát thanh qua hệ thống phát thanh của trường, hoặc thông qua các buổi hội họp tại trường. Mặt khác, đơn vị cũng đã phối hợp với cơ quan truyền hình, truyền thanh, các cơ quan báo chí của địa phương để tuyên truyền các chính sách, hoạt động liên quan đến giáo dục mầm non. 

Đặc biệt, việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục mầm non; nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ mầm non đã được các nhà trường xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục theo từng năm học, phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị và văn hóa vùng, miền của trẻ. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện luôn khuyến khích các trường áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại địa phương; thực hiện nghiêm túc việc xây dựng khẩu phần ăn và định lượng dưỡng chất cho trẻ phù hợp với mức tiền đóng góp của phụ huynh tại cơ sở; thường xuyên thay đổi thực đơn theo tuần, tháng, theo mùa, sử dụng nguồn thực phẩm phong phú để nâng cao chất lượng bữa ăn. 

Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non cũng được huyện Lạc Dương chú trọng thực hiện. Hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chọn cử cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đầy đủ. Đồng thời, triển khai các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non địa bàn huyện. Ngoài ra, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cũng tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi nhằm tạo môi trường để giáo viên học hỏi nâng cao nghiệp vụ bản thân, phát huy tính sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy.

“Trong thời gian đến, ngành Giáo dục huyện Lạc Dương sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; trong đó chú trọng thực hiện cải cách thủ tục hành chính đi đôi với đổi mới công tác quản lý chỉ đạo. Đồng thời, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, sử dụng các phần mềm máy tính trong việc quản lý và dạy học...”, bà Thủy cho hay.

Phản ánh mới

Phản ánh bình thường

Kiểm tra san ủi

Kiểm tra san ủi

19/04/2024 10:35

Thị trấn Lạc Dương, Huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Kiểm tra hệ thống chiếu sáng

tại vị trí ngã ba này và trước cửa hội trường KP bon đơng 2 chưa có đèn chiếu sáng ban đêm, gây nguy cơ tiềm ẩn tai nạn và khó khăn cho bà con đi hội họp ở Nhà sinh hoạt cộng đồng này, kính để nghị cơ quan chức năng xem xét lắp đặt thêm, trân trọng cảm ơn

11/04/2024 16:59

122 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng_ngã ba đường thống nhất với đường bon đơng, gần sn 124 thống nhất
Phản ánh bình thường

Đề nghị kiểm tra số điện nước

Kiến nghị UBND huyện xem xét việc Công ty cấp thoát nước không đi ghi số nước của người dân mà tự động điền số nước theo mức trung bình sử dụng hàng tháng. Sai lệch so với số nước thực tế trên đồng hồ nước.

11/04/2024 16:59

Thị trấn Lạc Dương, Huyện Lạc Dương, Lâm Đồng
Phản ánh khẩn

Kiểm tra, xử lý nước thải

2 nhà phía trên hẻm 35 tố hữu cụ thể là nhà thu bé và hà kiều xả nước thải ra đường hẻm 43 gây ướt đường ô nhiễm hôi thối . cần mong cơ quan chức năng giải quyết vẫn đề này giúp bà con

11/04/2024 16:58

Huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam_hẻm 43 tố hữu tt lạc dương
Phản ánh bình thường

Kiểm tra san ủi

Có máy múc và có hoạt động san ủi

29/01/2024 10:16

Huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm